Tiểu sử nghệ sĩ nhân dân quan họ Thúy Cải

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Thúy Cải   sinh ngày  20/08/1953  quê quán tại xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn, Hà Bắc  (nay là xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mặc dù tuổi Quý Tỵ (1953) nhưng ít gian nan so với bạn bè. Nói tới Nghệ sĩ nhân dân Thúy Cảitrước hết phải nói tới cái duyên Quan họ. Duyên từ giọng nói miệng cười, duyên từ ánh mắt dáng đi, và nói không ngoa thì Thúy Cải có duyên ngay ở trong giọng hát. Với chất giọng mang đậm chất quê, hương cau, hương cải. Không biết vô tình hay hữu ý mà ngay từ buổi đầu bước chân vào nghệ thuật, Thúy Cải đã được gọi là chị hai, là người dẫn dắt Quan họ của một làng.

                                                                                            Thúy Cải được nhận xét có duyên từ trong giọng hát

Qúa trình hoạt động nghệ thuật:

Lên khoảng 6 – 7 tuổi chị đã biết hát giọng vặt, 12 tuổi tiếng hát của chị đã đủ sức làm say đắm lòng người.

Tháng 01/1969 đoàn Dân ca Quan họ được thành lập. Chị từng là Trưởng Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Ngày 20/05/1969, Thúy Cải (vừa 16 tuổi) Thúy Cải gia nhập Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh dù nghệ nhân Nguyễn Đức Siêu – khi ấy là Trưởng đoàn đi chọn diễn viên đã nhắm chị gái của Thúy Cải vì nhan sắc có phần trội hơn được tuyển vào đội Quan họ, trực thuộc đoàn nghệ thuật Hà Bắc, Thúy Cải là một trong những thành viên đầu tiên đoàn.

Thúy Cải đi văn công nhưng không hề nhàn nhã, sung sướng như mọi người vẫn tưởng. Ngày ấy, Trưởng ty Văn hóa Lê Hồng Dương có chủ trương khôi phục lại vốn quan họ cổ đang nằm trong 49 làng quan họ, Thúy Cải cùng các bạn trong Đoàn xuống tận các làng để học các nghệ nhân. Ban ngày, các nghệ nhân làm gì, các nghệ sĩ cũng xắn tay vào làm, từ nhổ mạ, cấy lúa, hái dâu… để rồi khi đêm xuống, công việc tạm hết, các nghệ nhân mới truyền dạy hát. Làm lụng vất vả, ăn uống lại kham khổ nên mỗi lần về nhà, bà con hàng xóm lại kêu đi văn công gì mà gầy đen hơn ở nhà. Thế nhưng, ngày ấy, chẳng ai thấy mệt, thấy khổ. Vui sướng nhất là mỗi ngày lại học thêm được làn điệu mới. Thành quả của chục năm gian khổ ấy là hơn 200 làn điệu quan họ được khôi phục với hơn 500 bài hát đối. Các nghệ sĩ vừa khôi phục vừa tuyên truyền tình yêu quan họ đến với người dân. Đoàn không có ôtô, các nghệ sĩ ban ngày phải trực tiếp xắn quần đẩy xe bò chở loa đài xuống từng thôn, xã.

Năm 1982, Thúy Cải lần đầu tiên được cùng NSND Thanh Hoa, nghệ sĩ Ái Vân… đi biểu diễn ở nước ngoài. Kết thúc tiết mục rồi mà khán giả vẫn vỗ tay vang dội khiến các nghệ sĩ phải ra chào tới 3 lần. Hay có lần mang dân ca quan họ sang Nhật Bản, ảnh nghệ sĩ Thúy Cải trong trang phục liền chị được treo rất to bên đường khiến Thúy Cải vô cùng hãnh diện.

Năm 1988, Thúy Cải được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú  trong đợt phong tặng đầu tiên và từng được từng vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, cùng đợt còn có các nghệ sĩ nổi tiếng Thanh Hoa, Thu Hiền được phong tặng.

Năm 1992, chị được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997).

Năm 1996 đến 2008, Thúy Cải  làm Trưởng đoàn Dân ca Quan họ.

Năm 2008, nghỉ hưu.

Năm 2015, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

 

                          NSND Thúy Cải 40 năm gắn bó với nghề quan họ                   

40 năm trong nghề, ngoài giọng hát quan họ say đắm lòng người, NSND Thúy Cải còn là một Trưởng đoàn hết lòng vì quan họ. 18 năm ở cương vị Trưởng đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh (từ 1996 – 2004), nghệ sĩ Thúy Cải không chỉ nỗ lực để anh chị em trong đoàn có thể sống tốt bằng nghề mà còn cố gắng để quan họ đến được với nhiều vùng quê trong cả nước. Bà đôn đáo mang quan họ vào phía Nam gây dựng nhóm hát dân ca “Mười nhớ”. Chưa kể nhiều lần bà đi nói chuyện ở các trường đại học để lớp trẻ hiểu và yêu quan họ. Việc UNESCO công nhận quan họ là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại có công rất lớn của người nữ Trưởng đoàn xông xáo này. Cả đời gắn bó với quan họ, giờ đây, nhiều lúc trong những giấc ngủ chập chờn buổi trưa, bà vẫn mơ thấy mình đang hát quan họ.

                                                                   NSND Thúy Cải và NSUT Hoài Linh

Gia đình:

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có mẹ từng là một nghệ nhân dạy quan họ có tiếng thời ấy. Thúy cải được ảnh hưởng quan họ rất nhiều từ mẹ,

Hiện tại tổ ấm nhỏ của NSND Thúy Cải: gia đình có hai cô con gái, cả hai đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định và đều đã xây dựng gia đình. Còn chồng chị, anh cũng công tác trong Đoàn quan họ Bắc Ninh. Có những khi chị phải xa nhà hàng tháng trời, chồng chị đã phải giữ chức vụ vừa làm cha, vừa làm mẹ để chăm lo dạy dỗ cho các con, lo lắng mọi việc trong gia đình để chị có nhiều thời gian dành cho nghệ thuật, theo đuổi những đam mê của mình. Nhiều lần chị đi diễn về, mệt lả, đến nhà chị nằm lăn ra ngủ ngay, không biết gì. Từ không biết nấu ăn, dần dần anh đã thành thục và trở thành người nội trợ giỏi của gia đình, những cô con gái của chị chủ yếu học nội nợ từ bố…

Gần 40 năm trong nghề cũng ngần ấy thời gian anh đưa chị đi rồi đón chị về. Giờ nghĩ lại, nào là trên chiếc xe đạp cà tàng, rồi xe máy xịn… và gần đây là ô tô, chị không còn nhớ được hết có bao nhiêu đời xe mà anh đã đưa đón chị nữa. Lúc nào anh cũng ở bên, động viên chị. Rồi các con chị cũng ngoan ngoãn chăm chỉ học, phụ việc nhà với bố, để chị yên tâm công tác.

Chị Ngọc Lương ( con gái nghệ sĩ Thúy Cải) thì bảo, tuổi thơ của 2 chị em gắn liền với ông bà vì mẹ đi biểu diễn công tác liên miên.

Nhìn vợ chồng nghệ sĩ Thúy Cải ân cần chăm sóc nhau mới thấy đó là cuộc sống mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mơ ước. Trong suốt buổi trò chuyện, NSND Thúy Cải luôn tâm niệm: Nếu không có chồng con, mình không làm được gì hết. Học cùng nhau ở Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh rồi sau này công tác cùng đoàn, vợ chồng nghệ sĩ Thúy Cải luôn cùng nhau trong mọi hành trình. Bà cười vui, tính ra ông chở bà đi diễn hỏng tới 8 cái xe đạp và 2 cái xe máy. Khi nghệ sĩ Thúy Cải – ngoài việc là Trưởng Đoàn Quan họ Bắc Ninh còn tham gia Hội đồng nhân dân tỉnh, là đại biểu Quốc hội (khóa IX) – nghĩa là công việc rất bận rộn thì chồng bà đã tình nguyện lo lắng việc nhà cửa, con cái cho bà yên tâm công tác.

NSND Thuý Cải tự hào khi là một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng đưa quan họ Việt Nam ra với thế giới. Trên sân khấu, Thúy Cải đằm thắm, dịu dàng và lúng liếng như thế nào thì ở ngoài đời, đằm thắm, dịu dàng và lúng liếng như thế. Thậm chí giữa đời thường mộc mạc, giản dị, cái chất nồng nàn, tình tứ trong người phụ nữ ấy dường như không có tuổi. Cô gây ấn tượng với người đối diện ở nụ cười “như mùa thu tỏa nắng”.

NSƯT Quý Tráng, người bạn diễn nhiều năm của NSND  Thúy Cải đã nói: “Quan họ sinh ra là để dành cho Thúy Cải, như một bông hoa nguyên chất không cần cấy ghép”.

Dù đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng chỉ rời xa sân khấu một thời gian ngắn, Thúy Cải đã thấy nhớ nao lòng những canh hát giao duyên. Nghệ sỹ chia sẻ: “Có những buổi trưa, chỉ mới chợp mắt, hình ảnh của những ngày xưa khi còn vào nhà nghệ nhân lao động để được học hát lại ùa về trong giấc mơ tôi. Sau nhiều lần giật mình tỉnh giấc, tôi nghĩ rằng hình như với quan họ, mình vẫn còn duyên, mà đã là duyên thì không thể lẩn trốn được. Đam mê đã ngấm vào máu thịt và nó không có tuổi bao giờ”.

Luôn cảm thấy mình may mắn vì có một hậu thuẫn vững chắc là gia đình, nghệ sỹ cho biết: “Nếu không có mẹ chồng và chồng gánh đỡ công việc nhà thì tôi không thể hết lòng với quan họ được. Tôi biết nhiều người bạn nghệ sỹ của mình có cuộc sống riêng tư đầy trắc trở. Tuy nhiên với cô thì ngược lại “dù có lúc thăng hoa trên sân khấu nhưng không bao giờ quên phép tắc, gia phong và giữ gìn chính mình trong lề lối nghiêm ngặt của người quan họ”. Bởi thế, cô có một cuộc sống đầm ấm hạnh phúc nhiều người mơ ước.

Những làn điệu quan họ đã thể hiện:

Nguồn: Báo Bắc Ninh, New- zing.com