Nghệ thuật âm nhạc trong dân ca Việt Nam

Gắn chặt với lao động và đời sống xã hội, dân ca bao giờ cũng được diễn xướng trong những môi trường cụ thể. Điều kiện sinh hoạt của từng miền, từng dân tộc đã nảy sinh ra những hình thức ca hát và những làn điệu riêng, tạo thành những nét độc đáo của từng địa phương, của từng dân tộc.

Bộ phận dân ca gắn bó chặt chẽ với lao động sản xuất là những điệu hò lao động. Ngoài chức năng cổ vũ, họ còn đóng vai trò tổ chức lao động, nghĩa là tập hợp năng lực của mọi người vào công việc, điều khiển năng lực ấy qua nhịp điệu và kết cấu của bài ca.

Mỗi điệu hò thường có hai vế: Vế xô và vế kể. Vế xô là một nét nhạc cố định có độ dài ngắn khác nhau tùy theo tính chất của từng công việc. Vế xô trong những điệu hò tập thể bao giờ cũng được diễn xướng bằng đồng ca. Sự luân phiên, xen kẽ giữa xô và kể trong hò tạo thành một hình thái cấu trúc âm nhạc đặc biệt ít gặp trong loại dân ca khác, ta có thể gọi là lối cấu trúc chu kì liên hoàn.

Đối với những điệu hò ngân nga, chậm rãi thường sử dụng trên sông nước và do một người diễn xướng, thì đặc điểm của lối kiến trúc chu kì nhường chỗ cho kiểu cấu trúc đoạn ngâm. Vế xô ở đây được thể hiện trong tiếng đưa hơi uyển chuyển, thường đặt ở đầu câu và cuối câu hát; vế kể là lời ca mang nội dung tự sự.

Nghệ thuật âm nhạc trong dân ca Việt Nam
Nghệ thuật âm nhạc trong dân ca Việt Nam

Bên cạnh những bài hát lao động, những bài hát nghi lễ phong tục cũng là những thể loại có nguồn gốc lâu đời nhất. Thể loại này ở miền xuôi bao gồm các lối hát gắn với hội hè và phong tục của các địa phương như hát Xoan, Trò Trám (Phú Thọ và Vĩnh Phúc), hát Dô, hát Chèo tàu (Hà Đông và Sơn Tây), hát Dậm (Hà Nam), hát Ải lao (ngoại thành Hà Nội); các trò múa hát Lục cúng, Sắc bùa (Trung Bộ)… Trong dân ca miền núi, loại bài hát nghi lễ phong tục được diễn xướng trong lễ Vãi mạ của đồng bào Mường, hội Lồng tồng và hội Loòng Toòng của đồng bào Tày và Thái, hội Măng mọc của đồng bào Khơ mú, lễ Đâm trâu của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên…

Dân ca nghi lễ phong tục bao gồm nhiều thành phần nghệ thuật kết hợp lại: Âm nhạc, nhạc nhảy múa, hoạt cảnh hoặc kịch hóa. Là sự kết hợp giữa âm nhạc và lời thơ. Đó là những yếu tố tạo thành những vẻ đẹp khác nhau trong giai điệu dân ca. Những giai điệu bám sát ngữ âm của tiếng nói và bố cục của bài thơ là những giai điệu mang phong cách hát nói. Ngược lại, trong phần lớn những bài hát giao duyên do phải diễn đạt cảm xúc trữ tình với những sắc thái sâu lắng, ý nhị, thì những giai điệu ngân nga, uyển chuyển trở thành cốt cách. Những chuỗi âm thêu dệt rất tinh tế, uyển chuyển thường thấy trong những giai điệu quan họ và nhiều bài dân ca giao duyên khác là những âm điệu trữ tình độc đáo trong dân ca Việt Nam.

Hệ ngũ cung là cơ sở sớm nhất của giai điệu trong dân ca Việt Nam. Trong buổi đầu dân ca Việt Nam phát triển theo khuôn khổ của những thang hai và ba âm. Ở giai đoạn này, giai điệu ở tình trạng đơn sơ lặp đi lặp lại nhiều đường nét giống nhau hoặc có tiến hóa chút ít. Giai đoạn tiếp theo giai điệu của nhiều bài hát dựa trên cơ sở của thang 4 âm hoặc 5 âm. Sự chuyển dịch từ thang âm này sang thang âm khác trong mỗi bài hát đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Đối với những bài dân ca xuất hiện muộn hơn thì tư chất âm nhạc đã có những biến đổi quan trọng. Một bộ phận bài bản tuy vẫn dựa trên thang 5 âm, nhưng giờ đây tầm âm đã được mở rộng đáng kể (có khi đạt đến hai quãng tám) và bố cục điệu tính của chúng không chỉ nhằm khắc phục sự đơn điệu mà còn tạo ra những hiệu quả mới, như chuyển điệu để gây cao trào, chuyển điệu để về kết.

Nhịp điệu trong dân ca Việt Nam linh hoạt và đa dạng. Bên cạnh những bài hát mang nhịp điệu uyển chuyển, nhiều bài hát gắn với nhịp điệu nhảy múa và lao động rất sôi nổi và khúc triết.

Sự phong phú và đa dạng trong hình tượng nghệ thuật, trong phong cách diễn xướng và trong ngôn ngữ âm nhạc của dân ca Việt Nam là kết quả của tài năng sáng tạo của Nhân dân ta từ đời này sang đời khác. Các nhạc sĩ Việt Nam tự hào về nền âm nhạc truyền thống của dân tộc mình và đang ra sức phát huy những tinh hoa của truyền thống đó, để xây dựng một nền âm nhạc dân tộc, hiện đại, xứng đáng với Nhân dân anh hùng và thời đại công nghệ 4.0 mà chúng ta đang không ngừng đổi mới và hội nhập.

Vở cải lương “Hừng Đông”: Làm mới đề tài truyền thống

 

Chào mừng Quốc khánh 2-9, Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức đợt biểu diễn miễn phí vở cải lương “Hừng Đông” tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Vở diễn của tác giả – nhà báo Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN khắc họa hình tượng người chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu (1902 -1941) – một nhà lãnh đạo kiên trung, mẫu mực, xả thân vì độc lập tự do của dân tộc, một nhà báo, nhà lý luận tiêu biểu.  Đặc biệt, trong chuyến lưu diễn này, bên cạnh việc giới thiệu một vở diễn cải lương đề tài truyền thống cách mạng, được dàn dụng theo phong cách hiện đại, các nghệ sĩ Nhà hát cải lương Việt Nam còn muốn giới thiệu nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ tài năng của sân khâu “cải lương Bắc” ngay tại nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương.

Tuồng Nam trên đất Bắc: Chuyển dịch để bảo tồn và phát triển

 

Đoàn Tuồng Liên khu 5, hay còn gọi là Đoàn Tuồng Nam ra đời 1952 tại Bình Định, đây cũng là đơn vị Tuồng cách mạng đầu tiên được thành lập trước giai đoạn giải phóng miền Bắc năm 1954. Khi tập kết ra miền Bắc, các nghệ sỹ tuồng Nam không chỉ có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết mà còn góp sức sưu tầm, phục hồi Tuồng Bắc, bộ môn nghệ thuật đã phần nào mai một trước cách mạng tháng Tám. Đây cũng chính là tiền đề cho việc thành lập Nhà hát Tuồng Việt Nam sau này.

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống

 

Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà… đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài: Cuộc hành trình của những điệu Chèo

 

Từ lâu nghệ thuật Chèo luôn là món ăn tinh thần quen thuộc của người dân vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Các gánh Chèo xưa, với lối diễn, trang trí sân khấu đơn giản nhưng luôn có sự tương tác, gần gũi với người xem, buộc người diễn phải có khả năng ứng diễn cao. Với việc chuyên nghiệp hóa hiện nay liệu Chèo có mất đi tính ứng diễn, sự tương tác với người xem như các gánh Chèo dân gian xưa? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện với NSND Thanh Hoài về : “Sự khác biệt giữa Chèo xưa và nay”

Nhân vật hiện đại trong Chèo: Cầu nối giữa hiện thực và “hồn cốt” truyền thống

Học tập, kế thừa các vai diễn từ sân khấu Chèo truyền thống luôn là điều bắt buộc ở mỗi nghệ sỹ, diễn viên của loại hình sân khấu này. Tuy nhiên, việc kế thừa ra sao, thể hiện các dạng vai như thế nào từ vai mẫu truyền thống để chuyển hóa qua các dạng nhân vật hiện đại lại đòi hỏi tư duy, sự sáng tạo ở khả năng của mỗi người diễn viên. Bàn về: “Cách chuyển hóa nhân vật trong sân khấu Chèo hiện đại” , mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSƯT Hoài Thu, người đã thành công và đạt huy chương vàng cho vai diễn Mỹ Duyên trong vở “Cánh chim trắng trong đêm”, vở diễn của Nhà hát Chèo Hà Nội tham gia Hội diễn sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016

Soạn giả Nguyễn Đình Nghị và cách nhìn đúng về “Chèo cải lương”

Cách tân nghệ thuật Chèo hay còn gọi là Chèo cải lương được soạn giả Nguyễn Đình Nghị khởi xướng vào những năm 20, 30 của thế trước, thời kỳ thực dân Pháp vẫn còn đô hộ nước ta. Cho đến nay, sự cách tân Chèo của soạn giả Nguyễn Đình Nghị thời đó vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau trong chính những người làm Chèo. Ví như, Chèo cải lương là Chèo hát theo lối hát cải lương hay chỉ là cách làm mới Chèo trong cấu trúc, cách hát, mô hình nhân vật… Để có cái nhìn thấu đáo về “Sân khấu Chèo cải lương của Nguyễn Đình Nghị”, mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Mạnh Tưởng, người đã 10 năm gắn bó với gánh hát của soạn giả Nguyễn Đình Nghị.

Đời sống sân khấu Hà Nội trước và sau năm 1954

Thay đổi cơ bản nhất của sân khấu Hà Nội trước và sau năm 1954 chính là tính chuyên nghiệp. Nêu trước năm 1954, khi người Pháp còn chiếm đóng, sân khấu chủ yếu hoạt động tự phát với các gánh hát nghiệp dư, chưa có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp như sau thời điểm Giải phóng Thủ đô – 10/1954.

Sinh năm 1928 tại Hà Nội, đạo diễn NSND Nguyễn Ngọc Phương thuộc thế hệ nghệ sỹ đã từng tham gia hoạt động cách mạng thời kỳ Pháp tạm chiếm. là người sống và hoạt động cách mạng ở Hà Nội giữa những năm 40, 50, ông hiểu rõ sân khấu giai đoạn này có sự phát triển, chuyển mình rõ rệt như thế nào. Khi Hà Nội được giải phóng vào năm 1954. bước lớn nhất làm thay đổi diện mạo sân khấu nước nhà sau giai đoạn này là tính chuyên nghiệp được nhà nước quan tâm, xây dựng ở hầu hết các đơn vị sân khấu đời sống của nghệ sỹ cũng được chú trọng, tạo sự yên tâm sáng tạo cho những người làm nghề theo đuổi nghiệp diễn.

Sự khác biệt trong khai thác nhân vật của sân khấu Tuồng và chèo truyền thống

Sự khác biệt trong khai thác nhân vật của sân khấu Tuồng và chèo truyền thống

Sân khấu Tuồng và Chèo không chỉ khác nhau trong trình thức biểu diễn, mà còn ở cách khai thác nội dung, xây dựng nhân vật và các giới hạn đề cập của từng loại hình. Sự khác biệt này là phong phú và hấp dẫn hơn nghệ thuật diễn xướng của người xưa.

Cùng là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc nhưng  giữa tuồng và chèo lại có giới hạn khác nhau khi đi khai thác các dạng nhân vật. nếu như tuồng cung đình, hay còn gọi là tuồng bác học chủ yếu xây dựng nhân vật là vua, quan trong triều, nội dung đề cao lòng trung quân, ái quốc của kẻ bề tôi, thì chèo lại chỉ đi xây dựng những nhân vật là người nông dân lao động bình thường trong xã hội phong kiến xưa. điều này được thể hiện rõ ràng nhất ở các vở diễn tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống mà chúng ta biết tới ngày nay, nhân vật có chức tước cao nhất trong xã hội mà chèo xây dựng cũng chỉ từ quan tri huyện trở xuống, không có nhân vật nào là quan lại cao hơn nhân vật này, đây chính là sự khác biệt rõ nét nhất giữa tuồng và chèo.