Nghệ sĩ: NSND Trọng Hữu
Tiểu sử NSND Trọng Hữu
NSND Trọng Hữu tên thật là Đặng Trọng Hữu (sinh năm 1952) tại Phụng Hiệp, Cần Thơ. Năm 10 tuổi, ông đã theo ông nội ngồi ca ở đám cưới, hội đình, liên hoan sau mùa gặt rồi học đàn. Từ đó, cuộc đời ông gắn liền với sân khấu.
Là một nghệ sĩ vọng cổ. Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016. Người ta hay gọi ông là “Người nông dân hát cải lương” vì những vai diễn của ông đa số đều đi chân trần, xuất thân ở vùng sông nước Nam Bộ và những vai diễn đó đều chân chất, mộc mạc, đậm chất miền quê.
Năm 1966, ông bắt đầu sự nghiệp ở Đoàn Văn công Cần Thơ. Năm 1974, ông về Đoàn Cải lương Tây Nam Bộ. Từ năm 1975 đến nay, ông đã công tác tại Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang, Đoàn Sân khấu mới Kiên Giang, Đoàn Văn công Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Cải lương Tây Đô…
Năm 1976, ông là giọng ca nổi tiếng trên Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi ca chung các bài vọng cổ với những nghệ sĩ: Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Minh Vương, Thanh Tuấn,…
Các bài tân cổ đã hát
Chợ Mới (Tác giả: Trọng Nguyễn)
Dáng đứng Bến Tre
Thương về quê mẹ (Tác giả: Võ Nguyễn Huê Hồng)
Còn thương rau đắng mọc sau hè (Tân nhạc: Bắc Sơn; cổ nhạc: Thanh Vũ)
Duyên tình
Ga chiều
Lan và Điệp
Chiều nước lũ (Tân nhạc: Vinh Sử; cổ nhạc: Viễn Châu)
Quán nửa khuya (Sáng tác: Yên Lang)
Mồ em Phượng (Sáng tác: Viễn Châu)
Về miền Tây (Thơ: Hoàng Tuấn Anh; nhạc: NSƯT Đình Thậm; lời vọng cổ: NSƯT Đỗ Linh)