Út Bạch Lan: ‘Tôi không muốn xin danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân’

Nữ danh ca làng cải lương miền Nam bộc bạch bà không nghĩ đến chuyện được mất danh hiệu mà chỉ vui khi tên tuổi mình còn sống trong lòng công chúng.

Đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân (NSND) lần thứ tám đang diễn ra, NSND Kim Cương vừa lên tiếng với các cơ quan chức năng về việc xin đặc cách cho bà nhận danh hiệu, bà nghĩ sao về điều này?

– Tôi rất vui và thấy ấm lòng khi được mọi người quan tâm và nhớ đến. Nhưng thực tình, từ trước đến giờ tôi không quan tâm nhiều đến chuyện đi xin danh hiệu cho mình. Khán giả hay giới chuyên môn trao cho tôi danh hiệu nào, tôi sẽ nhận danh hiệu đó. Hàng chục năm đứng trên sân khấu, tôi được tặng nhiều cái tên như: Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng vọng cổ, Vương nữ Sương chiều, Sầu nữ… Trong số đó, tôi thích nhất được khán giả gọi với cái tên “sầu nữ” chứ không phải là danh hiệu nào khác.

Ở đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân cách đây khoảng ba năm,cũng có đại diện của cơ quan chức năng đến tận nhà đưa tôi các hồ sơ điền vào đơn xin, nhưng tôi từ chối. Tôi tự thấy mình cao tuổi rồi, không còn làm được gì nhiều cho sân khấu, chỉ biết đóng góp những việc trong khả năng mình có thể. Vì vậy, tôi không dám viết đơn xin danh hiệu.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan trước căn hộ nhỏ của bà trong một chung cư cũ ở đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM. Bà sống cùng con nuôi và các cháu. Căn hộ nhỏ nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Nữ nghệ sĩ cho biết bà hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Ảnh: Thoại Hà.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan trước căn hộ nhỏ của bà trong một chung cư cũ ở đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM. Bà sống cùng con nuôi và các cháu. Căn hộ nhỏ nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Nữ nghệ sĩ cho biết bà hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Ảnh: Thoại Hà.

– Nhắc đến bà, khán giả nhớ ngay đến danh hiệu “Sầu nữ Út Bạch Lan“. Hai chữ “sầu nữ” vận vào bà những nỗi niềm ra sao?

– Tôi thích được gọi là “sầu nữ” vì nó gợi nên hình ảnh đẹp của một đào thương trên sân khấu, nhưng không có nghĩa ngoài cuộc đời tôi lúc nào cũng buồn bã, u sầu. Cuộc đời một con người bình thường vốn dĩ có lắm nỗi niềm, huống chi đời người nghệ sĩ thì tránh sao khỏi không có lúc đau buồn, sướng khổ. Nhưng nhìn lại cả chặng đường dài đã qua, tôi thấy mình có nhiều niềm vui hơn là nỗi buồn. Tôi không muốn nói về nỗi buồn trong quá khứ mà luôn vui với hiện tại. Tuổi này, tôi vẫn còn được khán giả dành nhiều tình cảm khi lên sân khấu biểu diễn, vẫn được đồng nghiệp yêu thương, các thế hệ em cháu trong nghề quý trọng, chịu đồng hành với tôi trong công việc thiện nguyện, mang lời ca tiếng hát cổ truyền đến với mọi người.

– Ở tuổi 80 bà vẫn miệt mài làm công việc thiện nguyện khắp các tỉnh thành trong nước. Động lực nào mang đến sức mạnh cho bà thực hiện công việc này?

– Tôi xuất thân từ con nhà nghèo, mồ côi cha, phải chịu vất vả với mẹ từ sớm nên tôi hiểu cảnh nghèo khó là thế nào. Từ lâu tôi đã quy y nhà Phật, ăn chay trường, sống cuộc đời thanh đạm. Tôi chỉ muốn góp chút sức của mình để san sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh khác vì tôi thấy mình may mắn khi không sống đời long đong, vất vả mà có con, có cháu quây quần bên cạnh. Trong khi còn rất nhiều nghệ sĩ chưa được an hưởng tuổi già.

Hơn 20 năm qua, tôi và nhóm từ thiện “Hoa lan trắng” (lấy theo tên bản vọng cổ do nghệ sĩ Viễn Châu viết tặng cuộc đời Út Bạch Lan) của mình gồm các diễn viên cải lương trẻ và các nghệ sĩ như Diệu Hiền, Thanh Sử… miệt mài đi làm từ thiện. Cứ mỗi lần cả nhóm sắp sửa lên đường đi hát, đi trao quà cho bà con là lòng tôi rộn niềm vui. Nhờ vậy, tôi có thể quên đi cái mệt của tuổi tác để ngồi xe cùng các em, cháu đi tỉnh xa, rồi đi bộ đến những địa chỉ từ thiện ở miền quê, ở chùa.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan một thời xuân sắc.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan một thời xuân sắc.

Vì sao đến giờ bà vẫn chưa có một liveshow ghi dấu ấn với sân khấu?

– Sáu mươi năm đứng trên sân khấu, tôi đã nhận quá nhiều thứ từ khán giả nên bây giờ tôi không dám nghĩ đến việc làm chương trình riêng. Một phần tôi ngại chuyện mình làm liveshow sẽ dễ bị nhầm là muốn kiếm thêm tiền từ túi người xem. Một phần vì tôi là người lớn tuổi, đâu cần chương trình hoành tráng làm gì. Nhiều lúc tôi đi hát ở chùa, đang hát tôi bỗng quên lời bài vọng cổ, phải ngừng lại xin lỗi mọi người, chờ đến khi có người “nhắc tuồng” tôi mới tiếp tục. Ca hát với tôi bây giờ là niềm vui và tôi chỉ muốn chia sẻ niềm vui đó với mọi người trong những dịp họp mặt có ý nghĩa thiện nguyện, hát ở sân chùa, hát cho khán giả vùng sâu vùng xa…

Từng sống qua thời vàng son của sân khấu cải lương, mỗi khi nhớ lại giai đoạn huy hoàng đó, bà nhớ nhất điều gì?

– Tôi luôn luôn giữ trong lòng mình hình ảnh đẹp của sân khấu cải lương một thời. Để có được giai đoạn vàng son đó, cả một tập thể nghệ sĩ, họa sĩ, soạn giả, người lo phục trang, âm thanh, ánh sáng, hậu đài, ông bầu bà bầu các gánh hát… đều sống chết trọn vẹn với nghề. Những người thầy thì tận tâm truyền đạt kinh nghiệm ca diễn cho học trò. Người soạn giả thì dốc tâm lực để viết nên vở tuồng hay, đi vào lòng người xem. Nghệ sĩ trình diễn thì hết mình khi hóa thân vào từng nhân vật….

Đến bây giờ, khi nhớ về những họa sĩ thiết kế sân khấu của thời đó tôi vẫn còn giữ trong lòng sự ngạc nhiên và kính phục với các họa sĩ: Phan Phan, Lô Ca… Qua bàn tay của họ, sân khấu cải lương đẹp như mơ với những hình ảnh dòng sông, con đò, thác nước thật trên sân khấu, rồi hình ảnh mái nhà tranh, những cơn mưa nhân tạo… Tất cả các kỹ thuật đó họ đều tự mày mò, dùng trí tưởng tượng và óc sáng tạo để tận dụng những nguyên vật liệu gần gũi nhất tạo nên hiệu ứng thật, mang đến cảm xúc thật cho sân khấu. Bạn có tin là khán giả ngày ấy xếp hàng tranh nhau mua bằng được vé ngồi ở hàng ghế đầu của một vở tuồng chỉ để được cái vinh dự chùi mặt khi mưa thật ở sân khấu bắn xuống hàng ghế ngồi, để được sống trong khung cảnh như mơ mà những người dàn dựng sân khấu tạo nên. Ngày nay, kỹ thuật công nghệ đều cao hơn hàng chục năm trước, nhưng tôi có cảm giác, sân khấu cải lương không mang lại được những cảm xúc như xưa mà ngày càng bị gắn với khái niệm “tượng trưng”, “ước lệ” nhiều hơn.

Nghệ sĩ Huỳnh Quý chở NSƯT Út Bạch Lan trong một lần đi trao quà từ thiện. Ở tuổi 80, bà vẫn tất bật với các hoạt động công tác xã hội. Ảnh: Thanh Hiệp.
Nghệ sĩ Huỳnh Quý chở NSƯT Út Bạch Lan trong một lần đi trao quà từ thiện. Ở tuổi 80, bà vẫn tất bật với các hoạt động công tác xã hội. Ảnh: Thanh Hiệp.

– Ước mơ của bà dành cho sân khấu cải lương hôm nay là gì?

– Thấy cảnh nghệ sĩ cải lương hôm nay thiếu sân khấu đúng nghĩa để diễn mà tôi chạnh lòng quá. Tôi vẫn thường cầu mong ơn trên cho tôi được trúng số độc đắc (cười). Nếu trúng được 6-7 tỷ tôi sẽ đầu tư dựng lại một sân khấu đẹp như thời trước, để cùng các đồng nghiệp, diễn viên trẻ tái dựng lại không khí của một thời. Nếu thấy lại được cảnh đó, tôi có mất đi chắc cũng mãn nguyện.

Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan, sinh năm 1935 tại Long An, tên thật là Đặng Thị Hai. Bà thành danh trên sân khấu cải lương miền Nam từ những năm 1960 với vai cô lái đò trong vở Tình tráng sĩ. Sau đó, bà gây tiếng vang, ghi dấu ấn qua các vai diễn trong nhiều vở tuồng nổi tiếng như: Nửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa… Đến nay, bà được xem là nghệ sĩ gạo cội của làng cải lương, là “viên ngọc quý” với giọng hát và phong cách diễn mượt mà, trữ tình có một không hai.

Ngày 9/7, kỳ họp thứ thứ ba của 25 thành viên của Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân – Nghệ sĩ Ưu Tú lần thứ tám được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố danh sách 158 nghệ sĩ được đề nghị phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Các danh hiệu dự kiến được trao vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh 2/9.

Để lên được tới hội đồng xét duyệt cấp nhà nước cho hai danh hiệu này, người nghệ sĩ phải hoàn thành bảy loại đơn từ, văn bản và qua bốn hội đồng xét duyệt là hội đồng cơ sở, hội đồng tỉnh, hội đồng cấp bộ, cuối cùng là hội đồng cấp quốc gia. Ngoài những quy định về phẩm chất, đạo đức, thâm niên, với danh hiệu NSND, một trong các tiêu chí quan trọng để hội đồng căn cứ xét duyệt là nghệ sĩ phải ít nhất hai giải vàng quốc gia…

NSND Kim Cương cho rằng, cơ quan chức năng cần xem lại tiêu chí xét duyệt NSND, NSƯT để đặc cách trao danh hiệu cho người xứng đáng. “Trong làng nghệ thuật miền Nam có nhiều nghệ sĩ tên tuổi, sống trong lòng người dân mà không ai có thể phủ nhận như: như Út Bạch Lan, Minh Vương và rất nhiều người nữa… Nhưng do hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh đất nước họ không thể nào có điều kiện lấy huy chương”, bà Kim Cương bày tỏ.

Thoại Hà thực hiện

Út Bạch Lan, Ngọc Hương hát cải lương phòng trà

Hai giọng ca tài danh của nghệ thuật cải lương lần đầu tiên hội ngộ tại không gian trình diễn ấm cúng của phòng trà. NSƯT Út Bạch Lan, Ngọc Hương sẽ giao lưu, trò chuyện với khán giả và hát những bài ca gắn liền với tên tuổi.

Sau hai lần tổ chức, chương trình “Cải lương Phòng trà” nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khán giả mộ điệu. Điều này khuyến khích êkíp thực hiện tổ chức chương trình lần ba, quy tụ các nghệ sĩ tài danh, nghệ sĩ trẻ và những giọng ca trưởng thành từ cuộc thi hát cải lương như: Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng… tham dự.

NSƯT Út Bạch Lan.
NSƯT Út Bạch Lan.

Ngoài các gương mặt như: Thanh Thế, NSƯT Phượng Loan, NSƯT Hữu Quốc, Hồng Phượng, Võ Thành Phê, Lê Văn Gàn, Cao Thúy Vy, Minh Trường, Nhã Thi, điểm nhấn của “Cải lương phòng trà” lần này là hai tài danh NSƯT Út Bạch Lan – Ngọc Hương. Họ sẽ giao lưu, trò chuyện với khán giả và hát những bài ca gắn liền với tên tuổi của hai cô như Hoa lan trắng, Xuân đất khách

NSƯT Ngọc Hương cho biết, hơn một năm rồi chị không hát trên sân khấu vì bệnh đau khớp nên rất nhớ nghề. “Nhận được lời mời của chương trình, tôi rất xúc động và nôn nao gặp gỡ khán giả. Tôi sẽ chia sẻ những kỷ niệm của hơn 50 năm theo nghiệp diễn và hát lại các bài ca Buồng cau quê ngoạivà một đoạn trích trong vở Con cò trắng“, Ngọc Hương nói.

Nghệ sĩ cải lương Ngọc Hương.
Nghệ sĩ cải lương Ngọc Hương.

Ngoài ra, nghệ sĩ tuồng cổ Thanh Thế cùng NSƯT Hữu Quốc cùng xuất hiện trong một tiết mục xúc động và ý nghĩa nói về nghề hát của người nghệ sĩ ở tuổi xế chiều. Khán giả cũng có dịp nghe hai nghệ sĩ thể hiện các câu hát nổi tiếng qua các vai Đào Tam Xuân, A Nàng. Còn hai giọng ca của cuộc thi Chuông vàng vọng cổ Võ Thành Phê và Lê Văn Gàn lần đầu song ca bài ca cổ quen thuộc Tình đồng chí. Còn NSƯT Phượng Loan và Võ Thành Phê song diễn qua trích đoạn cải lương đẫm nước mắt Tô Ánh Nguyệt.

Đêm diễn còn có các bài ca cổ, các trích đoạn: Em đi chùa hương, Cà phê miệt vườn, Bông bồn bồn, Quán đêm, Xin một lần yêu nhau… Chương trình diễn vào 20h30 ngày 3/3 tại Phòng trà Tiếng Xưa, quận 10, TP HCM.

Thất Sơn

‘Sầu nữ’ Út Bạch Lan qua đời

Khoảng 22h55 tối 4/11, đại thụ của làng cải lương qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau thời gian điều trị bệnh nan y, hưởng thọ 81 tuổi.

Dự kiến, tang lễ của nữ nghệ sĩ diễn ra ở chùa Xá Lợi, TP HCM.

Ngày 24/10, nữ Nghệ sĩ Ưu tú còn suất tập cuối cùng tại Rạp Công Nhân, TP HCM chuẩn bị diễn vở Mẹ ngồi sàng gạo (kịch bản: NSƯT Bắc Sơn). Nhưng đến ngày 27/10, bà trở bệnh nặng phải nằm ở nhà, vai người mẹ trong vở diễn của bà được nghệ sĩ Cao Mỹ Châu đóng thế. Đầu tháng 11, khi phóng viên điện thoại hỏi thăm, bà vẫn trò chuyện và cho biết sức khỏe đã yếu rất nhiều.

Từ đầu năm nay, Út Bạch Lan bị phát hiện có khối u nguy hiểm ở vùng bụng và mắc bệnh liên quan đến gan. Bà trải qua vài đợt hóa trị tại bệnh viện. Sau đó, bà được người thân đưa về nhà để thuốc men, chăm sóc. Nhà báo Thanh Hiệp – người gần gũi với Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan – cho biết, dù sức yếu, bà vẫn nhiệt tình tham gia vài dự án cải lương do anh mời và đóng góp ý kiến xây dựng vở diễn. Những năm cuối đời bà gắn bó với Câu lạc bộ Sân khấu Lạc Long Quân và Câu lạc bộ sân khấu Hoa Lan Trắng để biểu diễn các chương trình văn nghệ từ thiện.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan ở suất tập sân khấu cuối cùng vào ngày 24/10. Sau buổi này, bà trở bệnh nặng và nằm ở nhà đến khi mất.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan ở suất tập sân khấu cuối cùng vào ngày 24/10. Sau buổi này, bà trở bệnh nặng và nằm ở nhà đến khi mất.

Tin “sầu nữ” Út Bạch Lan qua đời khiến giới nghệ sĩ cải lương bàng hoàng. Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Quốc cho biết, khoảng 23h tối 4/11, anh nhận được tin buồn. Chiều 3/11, khi ngồi xem lại một video về Út Bạch Lan, Hữu Quốc đã bàn bạc với Nghệ sĩ Ưu tú Thoại Mỹ định ghé thăm bà. Nhưng ý định chưa kịp thực hiện thì bà đột ngột mất.

“Tôi và nhiều nghệ sĩ cùng thế hệ đều xem NSƯT Út Bạch Lan là một tấm gương mẫu mực về tài năng lẫn đạo đức làm nghề. Má rất hiền, lúc nào cũng khuyên con cháu làm nghề cho đứng đắn”, anh nói. Hữu Quốc vẫn thấm thía những bài học nhân nghĩa mà bà để lại cho thế hệ sau.

“Còn đau đớn nào hơn. Vĩnh biệt sầu nữ Út Bạch Lan – người nghệ sĩ tài danh”, Thoại Mỹ chia sẻ.

Nghệ sĩ Huỳnh Quý chở NSƯT Út Bạch Lan trong một lần đi trao quà từ thiện. Ở tuổi 80, bà vẫn tất bật với các hoạt động công tác xã hội. Ảnh: Thanh Hiệp.
Nghệ sĩ Huỳnh Quý chở NSƯT Út Bạch Lan trong một lần đi trao quà từ thiện. Ở tuổi 80, bà vẫn tất bật với các hoạt động công tác xã hội. Ảnh: Thanh Hiệp.

Hơn 20 năm qua, Út Bạch Lan và nhóm từ thiện “Hoa lan trắng” (lấy theo tên bản vọng cổ do nghệ sĩ Viễn Châu viết tặng cuộc đời bà của mình gồm các diễn viên cải lương trẻ và các nghệ sĩ như Diệu Hiền, Thanh Sử… miệt mài đi làm từ thiện. “Cứ mỗi lần cả nhóm sắp sửa lên đường đi hát, đi trao quà cho bà con là lòng tôi rộn niềm vui. Nhờ vậy, tôi có thể quên đi cái mệt của tuổi tác để ngồi xe cùng các em, cháu đi tỉnh xa, rồi đi bộ đến những địa chỉ từ thiện ở miền quê, ở chùa”, bà từng chia sẻ với VnExpress..

Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan, sinh năm 1935 tại Long An, tên thật là Đặng Thị Hai. Bà thành danh trên sân khấu cải lương miền Nam từ những năm 1960 với vai cô lái đò trong vở Tình tráng sĩ. Sau đó, bà gây tiếng vang, ghi dấu ấn qua các vai diễn trong nhiều vở tuồng nổi tiếng như: Nửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa… Đến nay, bà được xem là nghệ sĩ gạo cội của làng cải lương, là “viên ngọc quý” với giọng hát và phong cách diễn mượt mà, trữ tình có một không hai.

Thời gian năm 1976 đến 1986, Út Bạch Lan làm trưởng đoàn cải lương Long An, thời điểm này bà đã dìu dắt, nâng đỡ, chỉ dạy các nghệ sĩ trẻ để họ phấn đấu cho sự nghiệp nghệ thuật, trong đó có ba nghệ sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú: Mỹ Thu, Phương Hồng Thủy, Ngân Vương.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan qua đời vì bệnh ung thư gan.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan qua đời vì bệnh ung thư gan.

Hơn 60 năm gắn bó cùng sân khấu, ngoài những giải thưởng đạt được trong nghề, nữ nghệ sĩ được báo giới và khán giả ưu ái dành tặng các danh hiệu như “Đệ nhất đào thương”, “Nữ hoàng vọng cổ”, “Sầu nữ Út Bạch Lan”…

Chuyện sinh – tử và những bí mật cuộc đời của NSƯT Minh Vương

NSƯT Minh Vương được đánh giá là một nam nghệ sĩ thành công sớm nhất và gìn giữ được phong độ cùng danh tiếng lâu bền nhất trong giới cải lương.

Tuy nhiên, bên cạnh ánh hào quang rực rỡ ấy, ông cũng đối mặt với nhiều tiếng đồn xấu không đúng về mình. Lần nào cũng vậy, ông luôn chọn giải pháp im lặng, không cần thanh minh. Không chỉ thế cuộc đời ông cũng trải qua nhiều lần chạm đến ranh giới sinh tử, tưởng là không qua khỏi…

chuyen sinh - tu va nhung bi mat cuoc doi cua nsut minh vuong - 1

18 tuổi đã sắm xe hơi

NSƯT Minh Vương tên thật là Nguyễn Văn Vưng. Ông sinh năm 1950 tại Long An. Lúc ông 10 tuổi cha mẹ ông dời gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Ông được đi học tại thành phố này. Vào những lúc rỗi rảnh ông thường rủ bạn bè câu cá, bắt dế dọc kênh Thị Nghè. Trong những lần như thế ông đã nghe tiếng đờn, lời ca phát ra từ nhà thầy dạy đờn Bảy Trạch. Ông bị mê hoặc và xin theo thầy học nghề ca. Thầy thử giọng và cho ông được học miễn phí chứ không đóng tiền như các trò khác. Lúc này, trong lớp học của ông có người bạn tên Liêm mà về sau khán giả biết đến qua cái tên Thanh Tuấn vang danh trong bầu trời cải lương.

Trong lớp học này, thầy Bảy Trạch giao cho danh cầm Văn Giỏi nhiệm vụ rèn nhịp cho Nguyễn Văn Vưng  cùng các học trò khác.  Hằng ngày danh cầm Văn Giỏi đờn còn các học trò ca, còn thầy Bảy Trạch nghe và thẩm định. Ai hát trật nhịp hoặc chưa biết ngân nga luyến láy phù hợp thì thầy sẽ điều chỉnh. Đến năm học trò Nguyễn Văn Vưng tròn 14 tuổi, Sài Gòn tổ chức cuộc thi khôi nguyên vọng cổ. Cuộc thi này nhằm tuyển chọn những giọng ca vàng cho cải lương Việt Nam. Thầy Bảy Trạch quyết định chọn lựa Nguyễn Văn Vưng đại diện cho lò dạy nhạc của mình đi thi.

Cậu học trò Nguyễn Văn Vưng đã không phụ lòng sư phụ đoạt giải nhất khôi nguyên vọng cổ. Ông nhớ lại: “Lúc đó tôi đi thi cốt chỉ được hát cho thỏa sức chứ không nghĩ mình giỏi đến mức đoạt giải. Ngay sau đó, ông bầu Long đoàn Kim Chung ký hợp đồng với tôi trị giá 10.000 đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm ấy. Tôi đã quyết định tặng thầy 5.000 đồng để tri ân công lao dạy dỗ, còn 5.000 đồng còn lại tôi gửi cho má tôi cất giữ. Từ đó, tôi bắt đầu lấy nghệ danh Minh Vương và chính thức bước vào lĩnh vực cải lương”.

Do có giọng hát hay và ngoại hình đúng chất kép nên  Minh Vương nhanh chóng tỏa sáng. 18 tuổi ông đã hát kép chính cho đoàn Kim Chung. Để giữ chân chàng nghệ sĩ trẻ tài năng và đầy sáng tạo, ông bầu Long đã mua tặng cho Minh Vương chiếc xe hơi đời mới nhất thập niên 1970. Nhưng thay vì sử dụng một mình ông luôn đi cùng với bạn bè chung đoàn. Tài năng đi liền với đức độ, và sự khiêm tốn trong Minh Vương còn được thấy ở nhiều góc độ khác. Nhiều lúc đoàn đi diễn xa, kép chính luôn được đặc cách một chổ ngủ riêng rất tiện nghi. Thế nhưng Minh Vương tự nguyện may một chiếc mùn khổng lồ, đủ sức chứa cho 20 người. Ông và anh em hậu đài ngủ chung như anh em một nhà. Mỗi khi đoàn bán vé ít, Minh Vương tự động giảm tiền lương của mình.

Nói về cách đối nhân xử thế, ông cho biết: “Tôi may mắn được tổ đãi nên thành danh sớm. Tôi xét thấy mình đã hưởng lộc nhiều hơn anh em bè bạn khác, vì vậy, mình cần phải sẻ chia. Nói cách khác một vở tuồng thành công không chỉ có công sức mỗi mình kép và đào chính mà còn nhiều nhân tố khác nữa. Tôi muốn sự ngọt bùi đó được chia sớt cho mọi người”.

Về sau, nghệ sĩ Minh Vương và người vợ đầu tiên ra lập gánh hát riêng mang tên Việt Nam. Đến năm 1975, đoàn cải lương này giải tán. Nghệ sĩ Minh Vương tạm ngưng hát một thời gian thì bắt đầu được mời hát cho đoàn 2/84, và Sài Gòn 2. Thời điểm này tài năng của ông phát  triển qua giai đoạn mới. Hàng loạt vai diễn của ông làm say mê khán giả mê cải lương như vai Minh trong vở Tô Ánh Nguyệt, vai Minh Luân trong vở Đời cô Lựu. Trong đó, vai Nguyễn Trãi trong vở Rạng ngọc côn sơn được đánh giá là ấn tượng nhất vì Minh Vương sáng tạo ra cách hát mới và hóa thân vào vai lão quá xuất sắc từ giọng hát, lời thoại đến diễn xuất.

chuyen sinh - tu va nhung bi mat cuoc doi cua nsut minh vuong - 2

  NSƯT Minh Vương cùng vợ hiện tại và con gái, cháu ngoại

Bỏ lại tất cả, ra đi tay trắng

Tài năng tỏa sáng đồng nghĩa với sự hâm mộ của khán giả. Trong số hàng triệu khán giả yêu thích ông có rất nhiều fan nữ đem lòng yêu thương ông. Họ say mê ông đến mức mỗi ngày ông nhận được hàng chục bức thư tỏ tình. Tính sơ sơ số lượng người muốn được làm người tình của ông lên đến nửa triệu người. Điều này khiến người vợ đầu tiên của ông mất kiểm soát. Bà ghen tuông đến mức làm cho ông sợ hãi. Đến một thời điểm không thể chịu đựng nổi, ông và bà đã giải quyết hôn nhân tại tòa án. Lúc này, đứng trước tòa, nghệ sĩ Minh Vương đã khóc nức nở. Ông nói thẳng: “Nếu tòa không cho ly dị thì một trong hai chúng tôi sẽ có người chết”.

Ông và vợ chia tay khi hai con đầu mới chừng 15,16 tuổi. Đó là một quyết định đau lòng nhưng ông buộc phải thế. Người con trai duy nhất của ông Nguyễn Minh Quốc Nam chia sẻ: “Lúc đó tôi buồn ba lắm. Nhưng nghĩ lại thấy đây là một thực tế phải đối diện. Má tôi đã không còn đủ bình tĩnh nên không khí gia đình rất ngột ngạt và căng thẳng. Sống trong bầu không khí đó lâu dài chắc chắn không ai trong gia đình tôi có thể chịu đựng nổi”.

Lý do chính của sự chia tay mà mãi đến giờ nghệ sĩ Minh Vương mới thổ lộ còn một lý do khác. “Tôi quyết tâm tránh tiếng đồn đời nghệ sĩ hay thay chồng đổi vợ nên đã cắn răng chịu đựng. Ghen tuông thì cũng có thể xoa dịu và cải thiện tình hình. Thế nhưng bà ấy đã nặng lời với cha mẹ tôi. Đây là điều mà tôi không thể tha thứ được”, ông cho biết.

Vì hai con còn nhỏ nên ông đã bỏ lại tất cả nhà cửa và tài sản tạo lập được ra đi bằng hai bàn tay trắng. Đó là một buổi chiều buồn, ông chỉ mặc trên người một bộ đồ, kêu xích lô chở sang nhà người em tá túc. Ông đã hành động đúng nghĩa một người đàn ông nhưng nhiều người không hiểu chuyện buộc tội ông cho sự đổ vỡ này. Họ cho rằng ông có mới, nới cũ vì tiền mà chạy theo hình bóng khác. Vốn bản tính ít nói, ông im lặng trước mọi lời đồn đãi. Bởi vì, ông muốn quên đi nỗi đau và cũng thấy mình không đủ sức giải thích với từng người một.

Dư luận vẫn còn chưa buôn tha ông trong câu chuyện liên quan đến một người phụ nữ khác. Một lần công ty Dược Hậu Giang mời ông về trình diễn. Người nữ giám đốc trong thời điểm ấy vốn là một fan hâm mộ của Minh Vương. Bà biết ông đang cần tiền mua một căn nhà để ở, vì vậy, quyết định cho ông vay 300 triệu đồng. Tất cả đều được ghi rõ trong giấy cam kết với nội dung là Minh Vương sẽ hoàn trả số tiền này vào khoảng thời gian sau. Người giám đốc Công ty dược Hậu Giang bị dính vào vụ án tham nhũng. Báo chí viết về vụ việc  và đặt nghi vấn Minh Vương sở hữu tài sản liên quan đến tội tham nhũng. Thế là công luận phán xét ông dưới một góc độ khác. Ngay trong tâm điểm sóng gió dư luận, Minh Vương vẫn im lặng, không giải thích.

“Vì sự việc này mà tôi lần thứ hai phải ra tòa. Trong phiên xét xử, tôi đã trình bày rõ ràng rằng số tiền ấy là tôi mượn để mua nhà chứ không phải tiền cho. Kết quả là tòa đã xử cho tôi giữ lại căn nhà, còn tôi đã trả hết số tiền đó cho cơ quan thẩm quyền”, ông nhớ lại.

chuyen sinh - tu va nhung bi mat cuoc doi cua nsut minh vuong - 3

 NSƯT Minh Vương cùng con trai, con dâu và ba cháu nội trai

Chết đi, sống lại

Sau nhiều sóng gió và thăng trầm, NSƯT Minh Vương tìm được bến bình yên với người vợ thứ hai. Họ đã song hành bên nhau suốt 28 năm trong một cuộc sống giản dị. Họ có với nhau một cô con gái xinh xắn. Tưởng rằng tuổi xế chiều đã được đền bù thì một lần hát tại rạp Hưng Đạo, nghệ sĩ Minh Vương thấy kiệt sức và ói liên tục. Từ đó, sức khỏe ông sa sút thấy rõ tiếng hát cũng trở nên yếu ớt. Qua kiểm tra ông bị kết luận suy thận. Ông đã chữa trị qua rất nhiều bệnh viện nhưng tình trạng càng nguy kịch. Người con trai Nguyễn Minh Quốc Nam vốn là một doanh nhân thành đạt nên có mối quan hệ xã hội rộng lớn. Anh được giới thiệu đến khoa thận nhân tạo bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đây, nghệ sĩ Minh Vương đã được điều trị hợp lý. Sau cùng, ông đã nhận được một quả thận từ người thanh niên 36 tuổi. Ca phẫu thuật thành công và ông đã hồi sinh.

“Trước khi thay thận tôi đứng không vững, hoàn toàn không có hơi để hát. Nhưng kể từ khi được ghép quả thận mới vào ngày 1.7.2012, tôi thực sự hồi sinh. Tôi đi đứng vững vàng, nhanh nhạy. Giọng hát tôi còn khỏe hơn thời trẻ. Tôi cảm ơn thượng đế, đức Phật  và tổ nghiệp đã mang quả thận của người thanh niên ấy đến cho tôi. Bây giờ tôi thấy cuộc sống này thật đẹp và vô cùng ý nghĩa”, NSƯT Minh Vương cho biết thêm.

Hiện tại mỗi ngày của ông là sáng tập thể dục, rồi hẹn hò với bạn bè nghệ sĩ uống cà phê tâm sự chuyện đời. Có khi sự tụ hội cho vui tuổi già này được hoãn lại vì ông được mời đi lưu diễn ở tỉnh dài ngày. Tất cả số tiền ông kiếm được vào lúc này một phần để trang trải thuốc men, chi phí gia đình, còn lại bao nhiêu ông giao lưu bè bạn hoặc làm từ thiện. NSƯT Minh Vương khẳng định rằng lời đồn ông là một nghệ sĩ giàu có hoàn toàn sai. Gia đình ông chỉ ở mức khá chứ không giàu có như mọi người thường nghĩ. Người con trai doanh nhân của ông làm giàu là từ bàn tay và khói óc của anh ấy, và Nguyễn Minh Quốc Nam có một gia đình gồm 1 vợ và 3 con phải chăm sóc.

Điều ông hài lòng nhất hiện giờ là vẫn còn được khán giả yêu mến. Ông càng ngạc nhiên hơn khi về sau lượng fan hâm mộ thuộc thế hệ 8x, 9x yêu thich ông ngày càng tăng. Theo ông, các bạn trẻ yêu thích Minh Vương có lẽ là vài năm trở lại đây, ông trình diễn với phong cách trẻ trung, vui tươi. Đó là một trạng thái hoàn toàn khác biệt so với Minh Vương của nhiều năm trước.

Theo Khám phá

Chuyện hồi sinh và cuộc hôn nhân với vợ ba của ‘Ông vua cải lương Minh Vương’

Ở độ tuổi U70, nghệ sĩ Minh Vương đã trải qua vô vàn biến cố tưởng chừng không thể đứng dậy được.

Ở tuổi 70, nghệ sĩ Minh Vương vui sống bên bà xã trẻ trung 0
Nghệ sĩ Minh Vương từng ra tòa 2 lần liên quan việc ly dị vợ.

Nghệ sĩ Minh Vương từng bị suy thận nặng nhưng may mắn được hồi sinh sau ca phẫu thuật thành công. Sau ca ghép thận, nghệ sĩ Minh Vương cho biết 4 năm qua, ông “nói nhiều” hơn và tự nhiên thấy mình vui vẻ, yêu đời, có sức lực hơn để đi hát. Theo tiết lộ của con nghệ sĩ Minh Vương thì thanh niên hiến thận là một người yêu mến giọng ca của ông, người này sẵn sàng hiến thận cho nghệ sĩ mà không để lại thông tin. Sau khi thay thận thành công, sức khỏe của ông ngày càng tiến triển, Minh Vương như thấy mình trẻ ra như ở độ tuổi “U40”.

Minh Vương giờ ra sao 0

“Ông hoàng cải lương” Minh Vương từng 4 lần hầu tòa

Sau hai lần ly dị vợ, nghệ sĩ Minh Vương lấy vợ 3 vào năm 1990. Người vợ này của nghệ sĩ Minh Vương tên là Đỗ Thị Hồng, bà luôn ủng hộ chồng theo đuổi sự nghiệp. Bà Hồng cũng là người vợ hết lòng chăm sóc ông trong suốt 26 năm qua. Chia sẻ về người vợ hiện tại, nghệ sĩ Minh Vương cho biết: “Bà xã hiện tại cũng hiền, hiểu tôi rất nhiều. Bà đã biết thời gian qua tôi thế nào nên lo lắng, thông cảm với hoàn cảnh đi diễn của mình. Người đàn bà như vậy tôi rất trân trọng. Đâu phải dễ gì nghệ sĩ tìm được người tâm đầu ý hợp. Gia đình nào cũng có trục trặc, lớn nhỏ, nhiều hay ít nhưng mình luôn phải thông cảm cho nhau, bỏ qua cho nhau, chăm sóc cho nhau từ từ rồi gắn bó”.

Nghệ sĩ Minh Vương sinh năm 1950, ông vào nghề khi mới 14 tuổi với giải “Khôi nguyên vọng cổ”. Ông diễn chính ở các đoàn Kim Chung, Cải lương Việt Nam, Đoàn Sài Gòn, Đoàn Văn Công Thành phố, Đoàn 2-84… Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2007 và luôn ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi giọng ca ngọt ngào, truyền cảm.

Minh Vương giờ ra sao 1

Ở tuổi 70, nghệ sĩ Minh Vương vui sống bên bà xã trẻ trung 2

Ở tuổi 70, nghệ sĩ Minh Vương vui sống bên bà xã trẻ trung 1

Nghệ sĩ Minh Vương và vợ ba

Nhắc đến ông, khán giả yêu mến nghệ thuật cải lương không thể không nhớ đến bạn diễn của ông là nữ nghệ sĩ Lệ Thủy. Cặp đôi tài hoa này đã ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả qua nhiều thế hệ từ thập niên 70 cho đến tận bây giờ. Dù Minh Vương diễn với rất nhiều nghệ sĩ nhưng lúc nào khán giả cũng mến mộ cặp đôi Minh Vương – Lệ Thủy. Tuy nhiên theo ông chia sẻ, dù diễn với bất cứ nghệ sĩ nữ nào ông cũng đều diễn sao cho ăn ý để khán giả thưởng thức.

Ở tuổi 70, nghệ sĩ Minh Vương vui sống bên bà xã trẻ trung 0

Minh Vương là nghệ sĩ cải lương thời vàng son hiếm hoi mà cho tới nay chưa từng làm liveshow riêng nào. Dù vậy, nhiều người hâm mộ vẫn ưu ái gọi nghệ sinh Minh Vương với danh xưng “Ông hoàng cải lương”.

Theo GĐVN

Nghệ nhân Hà Thị Cầu

Ngày 25/12/2004 vừa qua, ở tuổi ngấp nghé 80, với “thâm niên” gần 70 năm hát xẩm, NSƯT Hà Thị Cầu chính thức được Hội Văn nghệ dân gian VN trao bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cấp quốc gia (cùng 2 nghệ nhân người dân tộc thiểu số).

Nghệ nhân Hà Thị Cầu

Bà là một kho tàng độc nhất vô nhị về làn điệu và lối hát. Nói theo cách bây giờ, bà là “bà hoàng hát xẩm”…

Ngày 25/12/2004 vừa qua, ở tuổi ngấp nghé 80, với “thâm niên” gần 70 năm hát xẩm, NSƯT Hà Thị Cầu chính thức được Hội Văn nghệ dân gian VN trao bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cấp quốc gia (cùng 2 nghệ nhân người dân tộc thiểu số).

Bốn bức tường gian nhà nhỏ ở thôn Phố Mỹ (xã Quảng Phúc, Yên Mô, Ninh Bình) “trang hoàng” đầy những bằng khen, tất cả đều hạng nhất. Giọng xẩm sang sảng, tay nhị lão luyện cho đến giờ vẫn không suy xuyển. Hiện trên thị trường, có hai đĩa: Xẩm chợ của Hồ Gươm Audio và Hát Xẩm của Viện Âm nhạc, tổng cộng cũng được 12 bài.

Đĩa Hát Xẩm tuy chỉ là “đĩa xanh” (chất lượng không cao) nhưng có nhiều bài đặc sắc, đặc biệt có Thập ân, bà hát liền 23 phút. Cả hai đĩa đều không ghi thời điểm phát hành, nhưng ước tính chúng phải lưu hành đến 7 – 8 năm nay. Bao nhiêu khách du lịch đã đến Việt Nam và mang tiếng hát bà đi khắp thế giới.

Quê bà ở xã Yên Phú (Ý Yên, Nam Định). Nhà bà 3 đời hát xẩm. Bà ngồi thúng, bố mẹ gánh đi hát xẩm từ nhỏ. Lên 10 đã có thể hát lấy tiền thiên hạ. Năm 11 tuổi, bố bà qua đời. Hai mẹ con đi hát mới tới Yên Mô. Về sau bà lấy ông Mậu – Trùm phường xẩm Yên Mô – khi ấy bà 16 tuổi, ông 49. Ông tuy mù, mặt lại rỗ nhưng bầu nhị trống phách… đều giỏi và cực đào hoa.

Bà là vợ thứ 18 (tưởng bà đùa, tôi phải hỏi lại)! Một năm 10 tháng, họ đi lưu diễn 3 người – có cả bà thứ 12 đánh trống. Bà kéo nhị, ông đàn bầu. Kiếm được không ít, đại khái mỗi buổi diễn được hai xâu tiền… Nhưng mỗi khi về Yên Mô gia tài còn lại vẫn chỉ hai cái niêu – một rang một nấu. Ông mất, bà ở vậy từ năm 33 tuổi.

Năm Ất Dậu, vợ chồng bà dạt vào khu 4, lên “Mường”, nhờ thế mà tránh chết đói. Vào giữa những năm 1950, có chủ trương tập hợp những người hát xẩm vào hợp tác xã để kiếm sống “chính đáng” bằng việc vót tăm, bện chổi. Con đường phát triển của xẩm chấm dứt từ đây. Nhưng chỗ bà Cầu ở, không có nhiều người hát xẩm đủ để lập HTX. Bà đã đầu tư quá nhiều thời gian để thành thạo một nghệ thuật là xẩm và không còn biết làm gì khác.

Bà không phải nông dân, nên đến tận những năm 1980 mới được cấp ruộng. Khoảng những năm 1960, bà mất một người con và phải cho đi một người nữa – cũng vì đói. Nhắc lại những chuyện ấy, bà lại đưa chiếc khăn mặt vắt vai lên chấm nước mắt.

Trong nghệ thuật hát xẩm, không biết còn có người thứ hai như bà Cầu không, nhưng việc có tiếng, được xã hội công nhận xét ra cũng không đem lại cho bà quyền lợi đáng kể gì về vật chất.

Hiện bà không một đồng trợ cấp hay “tác quyền”. Chị Mận là con gái út làm ruộng, chạy chợ nuôi mẹ. Bà có 3 người con, nhưng không ai theo được nghiệp xẩm. Và có thể khẳng định, bà không có đệ tử – không ai thừa hưởng hết được vốn liếng của bà hoặc có thể hát theo kiểu của bà!

Một nhà nghiên cứu cho biết, bất cứ lúc nào anh cũng muốn ghi âm vì mỗi lần bà hát mỗi khác – nói theo cách bây giờ là phiêu. Khi chúng tôi đến thăm bà vào cuối tháng 11/2004, tuy vẫn được nghe bà đàn hát, phách sênh thỏa thích nhưng bà không được khỏe đã lâu. Bà phải hạ suốt nhị xuống (kiểu như giảm tông) và bẻ làn để hát. Trước đây, bà vẫn thường được vời tới các đám giỗ, mỗi “show” cũng được vài trăm, “cát-xê” ở nông thôn như thế là cao lắm. Nhưng nay chị Mận không dám cho mẹ đi nữa… Bà chuyển sang ăn chay và phải kiêng uống rượu. Việc này không dễ…

Nghệ Nhân Nguyễn Thị Chúc

học hát từ năm lên 9 tuổi. Sẵn có gen âm nhạc lại có giọng ca ngọt ngào, lên 12 tuổi bà bắt đầu đi hát cùng cha mẹ và được các bậc thính giả sành điệu hâm mộ.

Trong suốt cuộc đời đi hát của mình, bà đã làm say đắm bao tao nhân mặc khách. Nay tuổi đã ngoại bát thập, giọng hát của bà vẫn trong, đẹp con gái khó ai sánh bằng. Mỗi khi cất giọng, quan viên cũng như các nhà nghiên cứu âm nhạc đều phải thán phục, kĩ thuật ém hơi, đổ hột đẳng cấp, nguyên chất ca trù trong bà.

Đặc biệt bà có giọng ngâm tuyệt kỹ. Hạt không quá lớn nhưng đưa người nghe vào cảm giác huyền bí, xa vời, thấy được cái đẹp mà không biết tại sao hay. Thoạt nghe, người ta có thể thấy phong cách sáng tạo nét tô điểm của bà không mấy cầu kỳ, phức tạp nhưng để học được thì có khi mất cả một đời.

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc được Hội văn nghệ dân gian phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào 11/1/2006. Hiện là “bà trùm” của làng ca trù. Bà vẫn hàng ngày truyền thụ lại cách hát ca trù cho con cháu, hầu giữ lại được một lối hát sang và đẹp giữa đời. Bà là bậc nghệ nhân dạy được nhiều ca nương nhất, ca nương:Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Ngãi Cầu, Hà Nội… Ca nương Phạm Thị Huệ là đệ tử chân truyền của bà. Với lòng yêu nghề, tâm huyết với ca trù, bà vẫn mong một ngày ca trù sống lại, rộn ràng tiếng ca tiếng phách.

Mỗi lần bước vào canh hát, giọng ca ngân nga trong trẻo của bà lại làm người nghe ngây ngất, thấm cái tình của người nghệ sĩ. Có thể nói, Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc là một trong số ca nương đích thực hiếm hoi của làng ca trù còn sót lại cho đến ngày nay.

Tiểu sử nghệ sĩ NSƯT Thanh Ngân

Tên thật: Nguyễn Thị Ngà
Ngày sinh: 24/12/1972
Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
Quốc Gia: Việt Nam
Thanh Ngân là con gái út của hai nghệ sĩ Hoài Châu – Kim Hoa, sinh ra trong đại gia đình nghệ sĩ tài danh có 3 đời theo nghề hát từ thập niên 1930 đến nay. Gia đình của Thanh Ngân có 4 người con gái tài sắc đều là diễn viên sân khấu : Thanh Hằng, Ngân Huỳnh, Thanh Ngọc, Thanh Ngân.
Các đoàn đã tham gia cộng tác: Từ lúc còn ấu thơ, Thanh Ngân đã theo cha mẹ lưu diễn qua các đoàn hát Tiền Giang, đoàn Hậu Giang, đoàn Cà Mau, đoàn sông Hương (Huế), đoàn Sàigon 1, đoàn Trần Hữu Trang, đoàn Minh Tơ , đoàn Huỳnh Long.
– Những giải thưởng đạt được:
+ 1996 : Giải Trần Hữu Trang, vai Võ Thị Sáu trong vở ”Người con gái đất đỏ”.
+ 2000 : Giải Mai vàng báo Người lao động, vai Trang trong vở ”Trà hoa nữ”.
+ 2002 : Giải Mai vàng báo Người lao động, vai Lan trong vở ”Lan và Điệp”.
+ 2004 : Top 5 Giải Diễn Viên Tài Sắc báo Sân Khấu tổ chức.
+ 2005 : HCV Hội diễn SK chuyên nghiệp toàn quốc, vai Lượm vở “Cung đàn nào cho em”.
+ 2006 : Thanh Ngân vinh dự được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
+ 2009 : Huy chương vàng Hội diễn SK chuyên nghiệp toàn quốc, vai Tâm vở “ Cổ tích thời hiện đại”; Cúp vàng – giải thưởng HTV Awards, giải Nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất năm 2009.
+ 2010 : Cúp vàng – giải thưởng HTV Awards, giải Nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất năm 2010.
– Những bài hát, vai diễn nổi tiếng:
+ Đơn ca : Điệu buồn phương nam, Sa mưa giông, Áo mới cà mau, Sóc sờ bai sóc trăng, các bài hát về đạo Phật như Suối nguồn từ bi, Thành tâm xám hối…
+ Các vai diễn: Trang trong vở ”Trà hoa nữ”, Út Lượm vở “ Cung đàn nào cho em, Huệ trong “Duyên Kiếp”, Phượng trong vở “Vợ và Tình”, Nguyệt – Tô Ánh Nguyệt, Lan trong vở ”Lan và Điệp”, Mai Đình trong vở “ Hàn Mạc Tử”, Thái hậu Dương Vân Nga trong vở diễn cùng tên, Jackly Hương trong “Tìm lại cuộc đời”, Quỳnh Nga trong “ Bên cầu dệt lụa”, Thúy Kiều trong “ Kim Vân Kiều”, Dung trong “Tướng cướp Bạch Hải Đường”, Trưng Trắc trong “ Tiếng trống mê linh”.